- Hotline
- Doanh nghiêp & Đầu tư
- Giấy phép và SHTT
- Sổ đỏ & Hôn nhân
Nhãn hiệu “Mật ong Hoa nhãn Hưng Yên” được bảo hộ
Thời gian đăng: 17/10/2018 11:19
UBND tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức hội nghị công bố nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong hoa nhãn Hưng Yên” theo Quyết định số 34713/QĐ-SHTT. Đây là sản phẩm thứ 7 của tỉnh Hưng Yên được cấp giấy chứng nhận bảo hộ (sau tương Bần, Nhãn lồng, Quất cảnh Văn Giang, gà Đông Tảo, Chuối tiêu hồng Khoái Châu, Vải lai chín sớm Phù Cừ).
Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại hội nghị[/caption] “Việc cấp nhãn hiệu chứng nhận Mật ong hoa nhãn Hưng Yên sẽ giúp địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế, các hộ sản xuất đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, kiểm soát hoạt động nuôi, khai thác và phát triển thương mại cho sản phẩm”, đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Trần Văn Tùng tại hội nghị.
Mật ong hoa nhãn là sản phẩm thiên nhiên ban tặng cho vùng đất trù phú Hưng Yên, với đặc điểm nổi trội có mùi hương hoa nhãn đặc trưng, màu sắc đẹp, mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người.
Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại hội nghị[/caption] “Việc cấp nhãn hiệu chứng nhận Mật ong hoa nhãn Hưng Yên sẽ giúp địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế, các hộ sản xuất đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, kiểm soát hoạt động nuôi, khai thác và phát triển thương mại cho sản phẩm”, đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Trần Văn Tùng tại hội nghị.
Mật ong hoa nhãn là sản phẩm thiên nhiên ban tặng cho vùng đất trù phú Hưng Yên, với đặc điểm nổi trội có mùi hương hoa nhãn đặc trưng, màu sắc đẹp, mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người.
Hiện toàn tỉnh có 3.000 ha nhãn, trên 10.000 đàn ong mật, cho sản lượng 100 tấn mật/năm với trị giá hơn 10 tỷ đồng.
Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Giám đốc công ty S&B Law “Khi đã nhận được giấy chứng nhận bảo hộ, mật ong hoa nhãn Hưng Yên phải tuân thủ đúng các quy định về pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ cũng như cần phải có các biện pháp giám sát để chống lại hàng nhái, hàng kém chất lượng ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu của Mật ong hoa nhãn Hưng Yên”.
Dù là đặc sản nổi tiếng cùng với Nhãn lồng tiến vua, mang lại giá trị kinh tế cao nhưng mật ong hoa nhãn Hưng Yên vẫn chưa có thương hiệu để chiếm lĩnh được thị trường. Để mật ong hoa nhãn có thương hiệu và được pháp luật bảo hộ, từ năm 2015 dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “mật ong hoa nhãn Hưng Yên” đã được tỉnh Hưng Yên triển khai, với sự tham gia của Chi cục quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản Hưng Yên, Hội nhãn lồng Hưng Yên, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ.
Bà Lưu Thị Đào – Giám đốc công ty Ong Miền núi cho rằng để duy trì và đảm bảo được chất lượng của mật ong, Sở Nông nghiệp cũng cần phổ biến kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc và nuôi ong để đảm bảo thu hoạch mật như thế nào cho đúng và có chất lượng. Đồng thời bà cũng khuyến cáo Hưng Yên cần phải tạo ra kênh phân phối tốt để người tiêu dùng biết đến sản phẩm mật ong hoa nhãn. Nhãn hiệu được bảo hộ giúp đảm bảo cho người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, đảm bảo chất lượng hàng hóa, đảm bảo sức khỏe, xây dựng lòng tin đối với sản phẩm.
Ông Đỗ Đình Hưng – Giám đốc công ty CPTM Agri Việt Hưng, một đơn vị chuyên cung cấp hàng nông sản nói “Việc mật ong hoa nhãn Hưng Yên được cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu sẽ củng cố niềm tin của người tiêu dùng với các đặc sản của Hưng Yên, đơn vị sẵn sàng đứng ra bao tiêu một lượng lớn sản phẩm đặc sản tại Hưng Yên”. Bên cạnh đó, ông Hưng cũng khuyến cáo bà con tại Hưng Yên hãy luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để không ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của thương hiệu.
Để hạn chế tình trạng nhái nhãn hiệu, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên đề xuất Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản quản lý chặt chẽ nhãn hiệu, tuyên truyền, phổ biến để các hộ sản xuất và kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận này tuân thủ quy trình sản xuất, quy chế kiểm soát chất lượng, đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã công bố. Nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong hoa nhãn” được sở hữu bởi Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hưng Yên.
Các tin tức cùng chuyên mục: