- Hotline
- Doanh nghiêp & Đầu tư
- Giấy phép và SHTT
- Sổ đỏ & Hôn nhân
Biện pháp bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa
Thời gian đăng: 17/11/2014 10:16
Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ được đặt ra khi đã xác định được hành vi xâm phạm của các chủ thể không phải là chủ sở hữu của nhãn hiệu. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu bao gồm: biện pháp tự vệ, biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và biện pháp kiểm soát biên giới.
>>Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
>>Bảo hộ nhãn hiệu
Mặt khác, khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu xảy ra, chủ thể có quyền lựa chọn các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu của mình như: Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm xâm phạm, buộc người có hành vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm hoặc khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu trọng tài giải quyết bảo vệ quyền lợi của mình.
Bên cạnh đó, tại Khoản 2, Điều 198, Luật SHTT cũng quy định: “Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật liên quan.” Như vậy, không chỉ có chủ sở hữu nhãn hiệu mới có thể tiến hành các biện pháp tự bảo vệ mà ngay cả các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại hoặc phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, gây thiệt hại cho chủ sở hữu, người tiêu dùng và cho xã hội có thể yêu cầu cơ quan chức năng xử lý.
Biện pháp tự bảo vệ thể hiện cao nhất sự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật. Nó thể hiện sự chủ động trong việc tự bảo vệ mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào cũng như không phụ thuộc vào sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Biện pháp tự bảo vệ có tính kinh tế cao nhất do tiết kiệm được thoài gian, chi phí tốn kém cho việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, có những ưu thế nhất định nhưng các chủ thể vẫn hay ưu tiên chọn cách nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng, vừa đảm bảo công bằng, vừa đảm bảo tính cưỡng chế.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 211 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, các chủ thể tiến hành các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:
“a. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
c. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này”.
Khi một hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu bị xử phạt hành chính xảy ra, cơ quan nhà nước sẽ yêu cầu chủ thể bị vi phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và buộc áp dụng một trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, người xâm phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung như: tịch thu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu, đình chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm trong một thời gian nhất định. Thêm vào đó, người thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu nhãn hiệu còn phải chịu áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hâu quả gồm: buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu với điều kiện không làm ảnh hưởng đén khả năng khai thác của chủ thể quyền sở hữu nhãn hiệu; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu sau khi đã loại bỏ các yếu tố xâm phạm trên hàng hóa.
Để bảo đảm việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu bằng biện pháp hành chính đạt hiệu quả, Luật SHTT cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp cụ thể: hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm trong trường hợp nhằm bảo đảm thi hành quyết định hành chính (khoản 1 Điều 125 Luật SHTT). Các biện pháp cụ thể là tạm giữ người, tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm; khám phương tiện vận tải, khám nơi cất giấu hàng hóa,...
Ưu điểm của biện pháp này là nhanh chóng, đơn giản và ít tốn kém. Tuy nhiên, biện pháp này còn một số nhược điểm cần đưa ra để xem xét như việc pháp luật quy định thẩm quyền xử lý vi phạm cho nhiều cơ quan dẫn tới tình trạng hoạt động chồng chéo, đôi khi không có cơ quan nào xử lý vi phạm.
Pháp luật Việt Nam không có quy định riêng về thủ tục tố tụng hình sự thực hiện đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT mà áp dụng các quy định chung của Bộ luật hình sự, người vi phạm quyền có thể bị phạt tiền, cảnh cáo, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định hoặc cấm hành nghề nhất định trong một thời gian và hình phạt cao nhất họ có thể phải gánh chịu đó là hình phạt tù.
Khi bị xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, chủ thể nhãn hiệu có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình. Thẩm quyền các tranh chấp về SHTT được xác định như sau:
Bảo hộ nhãn hiệu bằng cách khởi kiện tại Tòa án được áp dụng rộng rãi hơn các biện pháp khác. Các biện pháp hành chính, hình sự chỉ được áp dụng khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định. Trong khi đó, phương pháp khởi kiện tại Tòa án được áp dụng khi nào chủ sở hữu nhãn hiệu thấy quyền của mình bị xâm hại thì họ có quyền khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan hải quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT, cụ thể là: biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu và biện pháp kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng háo có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu (Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).
Theo quy định tại Điều 217, 218, 219 Luật SHTT và Điều 57, 58 Luật Hải quan năm 2001, cơ quan hải quan được tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với các hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu khi có căn cứ cho rằng có xâm phạm quyền SHTT theo yêu cầu của chủ SHTT đã được bảo hộ. Người có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng thủ tục hải quan và biện pháp kiểm soát biên giới là chủ sở hữu nhãn hiệu. Khi thực hiện quyền yêu cầu này người yêu cầu phải chứng minh được họ là chủ thể sở hữu nhãn hiệu bằng các tài liệu quy định tại Khoản 2, Điều 203, Luật SHTT; cung cấp đầy đủ thông tin xác định hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu; nộp cho cơ quan hải quan và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với cơ quan hải quan. Khoản 2, Điều 217, Luật SHTT quy định người yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng thủ tục hải quan phải nộp một khoản tiền bằng 20% giá trị lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan. Nếu không xác định được giá trị lô hàng người yêu cầu phải nộp số tiền tối thiểu là 20 triệu đồng. Trong trường hợp người yêu cầu không nộp tiền thì cơ quan hải quan yêu cầu họ phải xuất trình chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Khoản bảo đảm này được sử dụng để bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí phát sinh cho người bị áp dụng biện pháp kiểm soát nếu hàng hóa bị kiểm soát không xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới nếu cơ quan hải quan phát hiện hàng hóa vi phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thì có quyền và trách nhiệm áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý vi phạm.
>>Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
>>Bảo hộ nhãn hiệu
1. Biện pháp tự bảo vệ:
Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể quyền SHTT được tiến hành các biện pháp trong khuôn khổ pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ liên quan đến nhãn hiệu. Biện pháp tự bảo vệ được tiến hành trước hết ở hành vi tiến hành các thủ tục cần thiết để bảo hộ nhãn hiệu như xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thông qua đơn xin cấp văn bằng bảo hộ. Biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự được ghi nhận tại Điều 225 BLDS về quyền bảo vệ tài sản và ghi nhận cụ thể tại Điều 9, Điều 198 Luật SHTT năm 2005.Mặt khác, khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu xảy ra, chủ thể có quyền lựa chọn các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu của mình như: Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm xâm phạm, buộc người có hành vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm hoặc khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu trọng tài giải quyết bảo vệ quyền lợi của mình.
Bên cạnh đó, tại Khoản 2, Điều 198, Luật SHTT cũng quy định: “Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật liên quan.” Như vậy, không chỉ có chủ sở hữu nhãn hiệu mới có thể tiến hành các biện pháp tự bảo vệ mà ngay cả các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại hoặc phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, gây thiệt hại cho chủ sở hữu, người tiêu dùng và cho xã hội có thể yêu cầu cơ quan chức năng xử lý.
Biện pháp tự bảo vệ thể hiện cao nhất sự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật. Nó thể hiện sự chủ động trong việc tự bảo vệ mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào cũng như không phụ thuộc vào sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Biện pháp tự bảo vệ có tính kinh tế cao nhất do tiết kiệm được thoài gian, chi phí tốn kém cho việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, có những ưu thế nhất định nhưng các chủ thể vẫn hay ưu tiên chọn cách nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng, vừa đảm bảo công bằng, vừa đảm bảo tính cưỡng chế.
2. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp hành chính:
Biện pháp hành chính được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng để xử lý những hành vi vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Nguyên tắc cơ bản của việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến quyền sở hữu nhãn hiệu là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 2/7/2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), Mục I, Chương XVII và Nghị định 97/2010/NĐ – CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về các cơ quan sau: UBND huyện, tỉnh; Cục quản lý cạnh tranh; Thanh tra chuyên ngành Sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học và công nghệ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên phạm vi cả nước.Căn cứ vào Khoản 1, Điều 211 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, các chủ thể tiến hành các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:
“a. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
c. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này”.
Khi một hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu bị xử phạt hành chính xảy ra, cơ quan nhà nước sẽ yêu cầu chủ thể bị vi phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và buộc áp dụng một trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, người xâm phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung như: tịch thu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu, đình chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm trong một thời gian nhất định. Thêm vào đó, người thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu nhãn hiệu còn phải chịu áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hâu quả gồm: buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu với điều kiện không làm ảnh hưởng đén khả năng khai thác của chủ thể quyền sở hữu nhãn hiệu; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu sau khi đã loại bỏ các yếu tố xâm phạm trên hàng hóa.
Để bảo đảm việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu bằng biện pháp hành chính đạt hiệu quả, Luật SHTT cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp cụ thể: hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm trong trường hợp nhằm bảo đảm thi hành quyết định hành chính (khoản 1 Điều 125 Luật SHTT). Các biện pháp cụ thể là tạm giữ người, tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm; khám phương tiện vận tải, khám nơi cất giấu hàng hóa,...
Ưu điểm của biện pháp này là nhanh chóng, đơn giản và ít tốn kém. Tuy nhiên, biện pháp này còn một số nhược điểm cần đưa ra để xem xét như việc pháp luật quy định thẩm quyền xử lý vi phạm cho nhiều cơ quan dẫn tới tình trạng hoạt động chồng chéo, đôi khi không có cơ quan nào xử lý vi phạm.
3. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp hình sự:
Biện pháp hình sự là hình thức xử phạt nghiêm khắc nhất dành cho các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, chỉ được áp dụng khi hành vi xâm phạm đã cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 bao gồm: Sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); Tội sản xuất buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Điều 158); Tội lừa dối khách hàng (Điều 162); Tội xâm phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).Pháp luật Việt Nam không có quy định riêng về thủ tục tố tụng hình sự thực hiện đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT mà áp dụng các quy định chung của Bộ luật hình sự, người vi phạm quyền có thể bị phạt tiền, cảnh cáo, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định hoặc cấm hành nghề nhất định trong một thời gian và hình phạt cao nhất họ có thể phải gánh chịu đó là hình phạt tù.
4. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự:
Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc cá nhân, tổ chức bị thiệt do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc dân sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.Khi bị xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, chủ thể nhãn hiệu có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình. Thẩm quyền các tranh chấp về SHTT được xác định như sau:
- Nếu tranh chấp SHTT thuần túy là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện;
- Nếu tranh chấp SHTT thuần túy là tranh chấp dân sự nhưng có đương sự hoặc đối tượng SHTT ở nước ngoài, thuộc Tòa án cấp tỉnh;
- Nếu tranh chấp SHTT giữa các cá nhân, tổ chức với nhau về để có mục đích lợi nhuận được coi là tranh chấp thương mại, kinh doanh, thuộc Tòa án cấp tỉnh.
Bảo hộ nhãn hiệu bằng cách khởi kiện tại Tòa án được áp dụng rộng rãi hơn các biện pháp khác. Các biện pháp hành chính, hình sự chỉ được áp dụng khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định. Trong khi đó, phương pháp khởi kiện tại Tòa án được áp dụng khi nào chủ sở hữu nhãn hiệu thấy quyền của mình bị xâm hại thì họ có quyền khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
5. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu bằng biện pháp kiểm soát biên giới:
Vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu không chỉ diễn ra ở phạm vi quốc gia mà còn phát triển ở phạm vi quốc tế. Vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu được coi là hoạt động mang tính quốc tế khi mà hàng nhái, hàng giả và hàng vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu được sản xuất tại một nước nhưng lại được vận chuyển và phân phối ở các quốc gia khác nhau nhằm mục đích lợi nhuận hoặc ngăn cản hành vi kinh doanh hợp pháp của các đối thủ.Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan hải quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT, cụ thể là: biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu và biện pháp kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng háo có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu (Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).
Theo quy định tại Điều 217, 218, 219 Luật SHTT và Điều 57, 58 Luật Hải quan năm 2001, cơ quan hải quan được tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với các hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu khi có căn cứ cho rằng có xâm phạm quyền SHTT theo yêu cầu của chủ SHTT đã được bảo hộ. Người có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng thủ tục hải quan và biện pháp kiểm soát biên giới là chủ sở hữu nhãn hiệu. Khi thực hiện quyền yêu cầu này người yêu cầu phải chứng minh được họ là chủ thể sở hữu nhãn hiệu bằng các tài liệu quy định tại Khoản 2, Điều 203, Luật SHTT; cung cấp đầy đủ thông tin xác định hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu; nộp cho cơ quan hải quan và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với cơ quan hải quan. Khoản 2, Điều 217, Luật SHTT quy định người yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng thủ tục hải quan phải nộp một khoản tiền bằng 20% giá trị lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan. Nếu không xác định được giá trị lô hàng người yêu cầu phải nộp số tiền tối thiểu là 20 triệu đồng. Trong trường hợp người yêu cầu không nộp tiền thì cơ quan hải quan yêu cầu họ phải xuất trình chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Khoản bảo đảm này được sử dụng để bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí phát sinh cho người bị áp dụng biện pháp kiểm soát nếu hàng hóa bị kiểm soát không xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới nếu cơ quan hải quan phát hiện hàng hóa vi phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thì có quyền và trách nhiệm áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý vi phạm.
Các tin tức cùng chuyên mục: