Đang thực hiện
  • Hotline
  • Doanh nghiêp & Đầu tư
  • Giấy phép và SHTT
  • Sổ đỏ & Hôn nhân
Văn phòng
(0243) 795 7776
0962 547 449 - 0904 445 449
Văn phòng
(0243) 795 7779
0962 547 449 - 0904 445 449

Ai có quyền được nuôi con sau ly hôn?

Thời gian đăng: 18/11/2014 15:14
Ai có quyền được nuôi con sau ly hôn là một vấn đề quan trọng nhất sau mỗi cuộc ly hôn. Vì tất cả mọi thứ ko quan trọng bằng con cái mình nó sẽ ở với ai, tinh thần bị tổn thương ra sao? Và tương lai con mình như thế nào? Tất cả mọi vấn đề cần được thống nhất và hạn chế tổn thương lớn nhất cho con mình.
Để Quý khách hàng nắm bắt và hiểu rõ về quyền nuôi con sau ly hôn, Oceanlaw xin tư vấn cho quý khách mọi vấn đề quyền nuôi con theo Luật Hôn nhân để quý khách được nuôi con.
Quyền nuôi con sau ly hôn

1. Quyền được trực tiếp nuôi con

Trường hợp 1 : Con dưới 36 tháng tuổi
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ nuôi con trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trường hợp 2 : Con từ 36 tháng tuổi đến 07 tuổi
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Trường hợp 3 : Con lớn hơn 7 tuổi
Xét theo nguyện vọng của con
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

2. Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

3. Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

4. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Tên của bạn (*)
Email (*)
Nội dung thông điệp (*)
Vui lòng nhập vào nội dung !
Mã ngẫu nhiên (*) captcha Vui lòng nhập vào mã ngẫu nhiên