Đang thực hiện
  • Hotline
  • Doanh nghiêp & Đầu tư
  • Giấy phép và SHTT
  • Sổ đỏ & Hôn nhân
Văn phòng
(0243) 795 7776
0962 547 449 - 0904 445 449
Văn phòng
(0243) 795 7779
0962 547 449 - 0904 445 449

Tư vấn thủ tục thuận tình ly hôn

Thời gian đăng: 17/11/2014 11:50

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ và chồng đều đồng ý ly hôn khi không thể tiếp tục hôn nhân. Quý khách có thể tìm hiểu hồ sơ hoặc có thể gọi điện đến Oceanlaw để được tư vấn, hỗ trợ. Ly hôn không đơn giản chỉ sự đồng ý của vợ, chồng mà còn liên quan đến con cái, tài sản. Thuận tình ly hôn sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với đơn phương ly hôn. Chính vì thế vợ chồng nếu cảm thấy không thể duy trì được cuộc sống thì phương án cuối cùng mới là ly hôn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, chia sẻ.

>>Tư vấn hôn nhân
>>Chia tài sản chung sau khi ly hôn

1. Một số khái niệm:

Khái niệm ly hôn:

Theo quy định tại Điểm 8 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000 thì “ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng.” Theo giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình của TS. Ngô Thị Hường “Ly hôn  là việc chấm dứt quan hệ vớ chồng khi hai người còn sống do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu hoặc cả hai bên vợ chồng thuận tình, được Tòa án công nhận bằng bản án ly hôn hay quyết định công nhận thuận tình ly hôn.”

Như vậy, ta có thể hiểu ly hôn là sự kiện pháp lý do Tòa án công nhận bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc bằng việc ra bản án công nhận tình trạng tan rã thực sự của hôn nhân và làm chấm dứt các nghĩa vụ , quyền pháp lý giữa vợ và chồng.

Khái niệm thuận tình ly hôn:

Thuận tình ở đây được hiểu là sự tự nguyện thực sự của vợ chồng, đây cũng là yếu tố cần thiết phải có, nếu thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc cả hai bên thì Tòa án không thể công nhận thuận tình ly hôn.

Theo điều 90 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “ Trong trường hợp vợ chồng ....Tòa án ra quyết định”. Pháp luật quy định việc thuận tình ly hôn là công nhận và bảo đảm quyền tự do ly hôn chính đáng của cả hai bên vợ chồng.
  • Do đó, ta có thể hiểu thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng đều tự nguyện xin ly hôn và được thể hiện rõ bằng đơn thuận tình ly hôn của cả hai vợ chồng.
thuận tình ly hôn

2. Căn cứ thuận tình ly hôn:

Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về căn cứ ly hôn như sau:
  • Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trậm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn
  • Việc Nhà nước xác định các điều kiện chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật nhằm bảo đảm lợi ích của vợ chồng, con cái cũng như các thành viên khác trong gia đình và đồng thời bảo vệ lợi ich của xã hội. Các điều kiện cần và đủ đó được xem là những căn cứ cho việc ly hôn.
  • Theo quy định tại Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000, có 2 căn cứ ly hôn, cụ thể như sau:

Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Quan hệ vợ chồng đến mức trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài là muốn nói đến tình yêu của vợ chồng đã không còn nữa, tình yêu đó có thể đã phai nhạt hay bị một tình yêu mới làm chia rẽ tình cảm vợ chồng. Đồng thời với việc nhạt phai tình cảm là giữa vợ chồng thường xuyên xảy ra những mâu thuẩn sâu sắc tới mức không thể hàn gắn được, nếu tiếp tục cuộc sống chung vợ chồng thì chỉ đem lại đau khổ và ảnh hưởng xấu tới đời sống của những thành viên khác trong gia đình mà quan trọng nhất là ảnh hưởng tới việc chăm sóc và giáo dục con cái.

Bởi vậy, chỉ có cách giải thoát cho nhau mới đem lại cuộc sống vui vẻ cho đôi bên vợ chồng. Khi xét đến “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” phải đặt thực trạng cuộc sống vợ chồng trong tổng thể các mối quan hệ.

Nếu chỉ đơn thuần xem xét quan hệ giữa hai cá nhân là vợ và chồng thì sẽ không đầy đủ, bởi hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội, tình yêu chân chính giữa nam và nữ chính là cơ sở của việc kết hôn nhưng họ không biết được rằng tình yêu của vợ chồng không phải là cơ sở duy nhất để duy trì quan hệ hôn nhân.

Khi quan hệ hôn nhân tồn tại bền vững thì gia đình bền vững, xã hội phát triển ổn định. Muốn có quan hệ hôn nhân bền vững, hai vợ chồng không chỉ cần phải duy trì, nuôi dưỡng tình yêu của họ còn phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhau, đối với con cái, quan tâm chăm sóc và vun vén gia đình.

Thông thường, trên thực tế thấy rằng, khi vợ chồng yêu thương nhau, họ tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ của họ đối với nhau, với gia đình và với con cái. Trái lại, khi tình yêu giữa hai vợ chồng không còn thì dường như họ cũng không còn thực hiện các nghĩa vụ đối với nhau, thậm chí cả nghĩa vụ đối vơi con cái.

Như vậy, ta có thể kết luận được rằng, một khi tình yêu đã không còn, thì trách nhiệm giữa họ với nhau và với các thành viên trong gia đình cũng không còn, và như thế, rõ ràng tình trạng hôn nhân đã không thể cứu vãn được.

Theo Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định tại Khoản 1 như sau: “nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn”, như vậy thì mục đích của hôn nhân phải được hiểu như thế nào? Ta biết rằng, mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là xây dwjngj gia đình ấm no, hanh phúc, bình đẳng và tiến bộ trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Một khi đã không đạt được mục đích hôn nhân tức là vi phạm nguyên tắc cơ bản của hôn nhân thì vợ chồng có thể được ly hôn.

Khi chung sống, mỗi bên đều cảm thấy hạnh phúc, vợ chồng hoàn toàn bình đẳng với nhau thì sự tồn tại quan hệ hôn nhân đó đã đạt được mục đích của nó. Nhưng ngược lại, khi vợ chồng chung sống mà mỗi người hoặc một trong hai người thấy thiệt thòi, bất hạnh, là sự thờ ơ, là sự xúc phạm nhau về tinh thần và thể xác dẫn tới việc họ không còn muốn sống chung với nhau suốt đời  thì rõ ràng cuộc hôn nhân đó không đạt được mục đích.

Nghị quyết số 02/2000/NQ – HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tại Điểm a3 Mục 8 hướng dẫn về việc nhận định mục đích hôn nhân không đạt được là “không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn  trọng tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt”.

Như vậy, những điều trên là cơ sở cho việc xác định mục đích của hôn nhân  không đạt được. Nếu vợ chồng chung sống với nhau mà có những biểu hiện đó thì có nghĩa là họ không thể cùng nhau xây dựng được gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và đương nhiên ly hôn sẽ như một tất yếu xảy ra.

Nếu “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” thì “mục đích của hôn nhân không đạt được”, hai nội dung trên đây là căn cứ ly hôn có mối liên quan mật thiết với nhau. Do đó, mối quan hệ giữa hai vợ chồng không chỉ là mối quan hệ giữa hai cá nhân nữa mà là mối quan hệ có tác động trực tiếp tơi các thành viên khác trong gia đình, do đó, hôn nhân mang ý nghĩa xã hội to lớn.

Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án cũng được coi là căn cứ ly hôn nếu người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích yêu cầu được ly hôn. Thực tế cho thấy rằng, căn cứ ly hôn theo khoản 2 Điều 89 này rất dễ xác định, chỉ cần có quyết định tuyên bố vợ hoặc chồng mất tích và có đơn yêu cầu của người kia thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn.

Pháp luật về HN&GĐ quy định đây là căn cứ ly hôn là hoàn toàn phù hợp với mục đích của hôn nhân. Nếu một trong hai vợ chồng bị tuyên bố mất tích có nghĩa là họ đã biệt tích hai năm mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết. Chính sự vắng mặt đó của một trong hai vợ chồng làm cho hôn nhân của họ tồn tại chỉ là hình thức, do vậy, giải quyết ly hôn trong trường hợp này nhằm bảo vệ quyền cho người vợ hoặc chồng ở nhà về các lợi ích nhân thân và lợi ích tài sản, đồng thời cũng nhằm củng cố mối quan hệ gia  đình nói chung.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ – HĐTP ngày 23/12/2000 có thể chia làm hai trường hợp như sau:

  • Trường hợp thứ nhất: Người vợ hoặc người chồng yêu cầu Tòa án tuyên bố chồng hoặc vợ họ mất tích đồng thời yêu cầu ly hôn, nếu có đủ điều kiện thì Tòa án tuyên bố người đó mất tích và giải quyết cho họ được ly hôn. Nếu chưa đủ điều kiện tuyên bố mất tích thì bác yêu cầu tuyên bố mất tích và cũng đồng thời bác yêu cầu ly hôn của người kia;
  • Trường hợp thứ hai: Việc tuyên bố vợ hoặc chồng mât tích đã xảy ra trước đó, sau khi bản án của Tòa án tuyên bố người vợ hoặc chồng mất tích có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó mới có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho họ được ly hôn.
Xét cho cùng, khi giải quyết ly hôn không chỉ dựa trên cơ sở tình yêu của vợ chồng không còn mà phải dựa trên một thực tế rằng quan hệ đó đã tự nó tan vỡ và không thể níu kéo được nữa, sự tồn tại của quan hệ hôn nhân của hai người lúc này chỉ như “cái xác không hồn” mà thôi. Do vậy, ly hôn thuận tình là giải pháp hữu hiệu nhất để giải thoát cho vợ chồng thoát khỏi cuộc sống chung không có tình cảm đứa đựng đầy sự đau khổ hiện tại vừa đồng thời giải phóng cho các thành viên khác trong gia đình thoát khỏi cuộc sống đầy căng thẳng, nặng nề, lại vừa bảo đảm lợi ích của đôi bên vợ chồng, của gia đình và của cả xã hội.
Tên của bạn (*)
Email (*)
Nội dung thông điệp (*)
Vui lòng nhập vào nội dung !
Mã ngẫu nhiên (*) captcha Vui lòng nhập vào mã ngẫu nhiên