Đang thực hiện
  • Hotline
  • Doanh nghiêp & Đầu tư
  • Giấy phép và SHTT
  • Sổ đỏ & Hôn nhân
Văn phòng
(0243) 795 7776
0962 547 449 - 0904 445 449
Văn phòng
(0243) 795 7779
0962 547 449 - 0904 445 449

Xin hỏi Luật sư về vấn đề mua bán nhà đất

Thời gian đăng: 14/11/2014 09:59

Câu hỏi của anh Ngô Vĩnh Thanh tại Phủ Lý, Hà Nam

Tôi có thắc mắc mong được luật sư giải đáp như sau: Tôi bán nhà cho B. Tôi đã làm xong các thủ tục về hợp đồng có công chứng, trước bạ sang tên nhà cho B, nhưng chưa giao nhà, thì không may sét đánh làm hỏng nhà. Trong trường hợp này, Tôi có phải chịu rủi ro về ngôi nhà không?

Trả lời Văn Phòng Luật Oceanlaw

Vấn đề này, tôi xin được trả lời: Rủi ro về ngôi nhà thuộc về B, bởi lý do sau:
Theo quy định tại khoản 1, điều 168 Bộ luật dân sự 2005 quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản: “1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Đây là căn cứ pháp lý để xác định thời điểm phát sinh quyền sở hữu trong các giao dịch dân sự mua bán, trao đổi, tặng cho tài sản, trên cơ sở đó xác định được ai là người phải chịu rủi ro về tài sản. Theo quy định trên thì trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, quyền sở hữu đối với bất động sản được chuyển giao. Theo đó, rủi ro về tài sản là bất động sản cũng được chuyển giao. Xét câu hỏi trên: Nhà ở là bất động sản. Chính vì vậy, sau khi anh đã hoàn tất các thủ tục trước bạ sang tên ngôi nhà cho B thì về mặt pháp lý B đã là chủ sở hữu của ngôi nhà đó. Chính vì vậy, B phải chịu rủi ro về ngôi nhà.
Theo quy định tại khoản 5, Điều 93, Luật Nhà ở 2005: “Quyền sở hữu nhà ở được chuyển giao cho bên mua,… kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân với cá nhân”. Và khoản 1, điều 64, Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở: “1.Thời điểm chuyển quyển sở hữu đối với trường hợp mua bán nhà ở được tính từ ngày hợp đồng mua bán nhà ở được công chứng hoặc chứng thực”. Theo các quy định này, pháp luật Luật nhà ở quy định thoáng hơn quy định của Bộ luật dân sự. Đối với các bên là cá nhân trong hợp đồng mua bán nhà ở thì kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng hoặc chứng thực là quyền sở hữu nhà ở đã được chuyển giao từ bên bán sang bên mua (Các bên chưa cần hoàn tất thủ tục trước bạ sang tên). Xét câu hỏi trên: Hợp đồng mua bán nhà ở giữa anh và anh B đã được công chứng. Chính vì vậy, quyền sở hữu ngôi nhà về mặt pháp lý đã được chuyển giao cho B. Do đó, Anh B phải chịu rủi ro về ngôi nhà.
Đối với tình huống trên, do hợp đồng đã được công chứng, thủ tục trước bạ sang tên đã được hoàn tất, nên quyền sở hữu ngôi nhà về mặt pháp lý đã được chuyển giao từ anh sang B. Do vậy, anh B là người phải chịu rủi ro về ngôi nhà trên.

 
Tên của bạn (*)
Email (*)
Nội dung thông điệp (*)
Vui lòng nhập vào nội dung !
Mã ngẫu nhiên (*) captcha Vui lòng nhập vào mã ngẫu nhiên