- Hotline
- Doanh nghiêp & Đầu tư
- Giấy phép và SHTT
- Sổ đỏ & Hôn nhân
Quy trình hòa giải trong ly hôn
Thời gian đăng: 01/12/2014 17:16
Hòa giải trong giải quyết vụ việc ly hôn là điều cần thiết. Việc hòa giải tại Tòa án là bắt buộc, còn hòa giải cơ sở chỉ được khuyến khích chứ không phải bắt buộc. Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ xin ly hôn tại Tòa án, không ít các trường hợp bị trả lại vì lý thiếu bản hòa giải không thành của UBND xã, phường. Rõ ràng đây không phải là giấy tờ bất buộc và việc Tòa án yêu cầu này là không đúng.
Nhà nước ta luôn khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn (quy định tại Điều 86 Luật hôn nhân và gia đình 2000).
Đồng thời, việc hòa giải cơ sở còn được quy định rõ ràng hơn trong pháp luật chuyên ngành là Luật hòa giải cơ sở năm 2013. Khái niệm “Cơ sở” ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố). Đồng thời tại khoản 1 Điều 5 luật này cũng quy định:
“1. Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác.
Khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác.”
Với những vụ ly hôn đơn giản, cần giải quyết nhanh chóng không nhất thiết phải qua hòa giải cơ sở, đương sự có quyền nộp đơn ly hôn trực tiếp cho Tòa án.
Khác với hoạt động hòa giải ở cơ sở thì hoạt động hòa giải tại Tòa án lại là một thủ tục bắt buộc, kể cả khi hai bên thuận tình ly hôn. Vấn đề này được quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân gia đình năm 2000:
“Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo thủ tục tố tụng dân sự”.
Nếu việc hòa giải thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành, hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Đồng thời, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành, các bên đồng ý ly hôn, tòa án sẽ hòa giải để các bên thỏa thuận vấn đề nuôi con, cấp dưỡng nuôi con, chia tài sản, nợ chung… trên cơ sở khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình 2000 “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác”.

Nhà nước ta luôn khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn (quy định tại Điều 86 Luật hôn nhân và gia đình 2000).
Đồng thời, việc hòa giải cơ sở còn được quy định rõ ràng hơn trong pháp luật chuyên ngành là Luật hòa giải cơ sở năm 2013. Khái niệm “Cơ sở” ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố). Đồng thời tại khoản 1 Điều 5 luật này cũng quy định:
“1. Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác.
Khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác.”
Hòa giải là bước quan trọng trong quá trình giải quyết ly hôn
Như vậy, thì hòa giải ở cơ sở là giai đoạn không bắt buộc, có áp dụng thủ tục này hay không là theo sự thỏa thuận của các bên trong vụ việc ly hôn; bởi mục đích của hòa giải cơ sở được thực hiện nhằm giúp các bên tự giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và xung đột nhỏ; giữ gìn, củng cố tình cảm trong nội bộ gia đình; khôi phục lại hạnh phúc, truyền thống tốt đẹp trước đó,…Với những vụ ly hôn đơn giản, cần giải quyết nhanh chóng không nhất thiết phải qua hòa giải cơ sở, đương sự có quyền nộp đơn ly hôn trực tiếp cho Tòa án.
Khác với hoạt động hòa giải ở cơ sở thì hoạt động hòa giải tại Tòa án lại là một thủ tục bắt buộc, kể cả khi hai bên thuận tình ly hôn. Vấn đề này được quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân gia đình năm 2000:
“Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo thủ tục tố tụng dân sự”.
Nếu việc hòa giải thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành, hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Đồng thời, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành, các bên đồng ý ly hôn, tòa án sẽ hòa giải để các bên thỏa thuận vấn đề nuôi con, cấp dưỡng nuôi con, chia tài sản, nợ chung… trên cơ sở khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình 2000 “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác”.
Các tin tức cùng chuyên mục: