- Hotline
- Doanh nghiêp & Đầu tư
- Giấy phép và SHTT
- Sổ đỏ & Hôn nhân
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) thực phẩm
Thời gian đăng: 17/08/2020 10:07
Hiện nay, rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp có mong muốn nhập khẩu thực phẩm chức năng để kinh doanh, song gặp nhiều khó khăn trong việc xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho quá trình xuất, nhập khẩu sản phẩm. OceanLaw xin giới thiệu cho Quý khách những quy định của pháp luật hiện hành về Giấy chứng nhận lưu hành tự do(CFS) đối với thực phẩm để Qúy khách có thể hiểu đúng và đầy đủ về giấy tờ quan trọng này, giúp Qúy khách thuận lợi hơn trong quá trình xuất nhập khẩu sản phẩm:
Cơ sở pháp lý:
- Quyết định 10/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 02 năm 2010 về Quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
- Nghị định Số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 05 năm 2018 về Quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì ?
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS - Certificate of Free Sale) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
- CFS bao gồm cả các giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của CFS và các loại giấy chứng nhận có nội dung tương tự.
- CFS được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước để xuất khẩu. Sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước không nhất thiết phải được bán thực tế tại nước sản xuất mà chỉ cần được phép bán, lưu hành tại thị trường này là có thể được cấp CFS.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do có hiệu lực 02 năm kể từ ngày cấp.
Tầm quan trọng của CFS đối với thực phẩm:
- CFS được xem là một công cụ để nước nhập khẩu sản phẩm có thể kiểm tra mức độ chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước họ, cũng như tăng độ tin cậy, vì khi một sản phẩm có CFS thì tức sản phẩm đó đã thông qua những phương pháp đánh giá kiểm tra của cơ quan chuyên môn tại nước xuất khẩu và sản phẩm đó đã được cho phép sản xuất, buôn bán và tiêu dùng tại nước đó.
- CFS là nhằm mục đích có được bảo đảm chính thức từ cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu rằng sản phẩm đã được sản xuất và được phép lưu hành tự do ở nước đó.
- CFS là chứng nhận bắt buộc phải có để làm hồ sơ xin giấy phép công bố sản phẩm thực phẩm nhập khẩu như: thực phẩm chức năng (thực phẩm bảo vệ sức khỏe), thực phẩm dinh dưỡng y học, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm...
- Giá trị hiệu lực của CFS sẽ phụ thuộc vào thời hạn trên giấy chứng nhận do cơ quan phát hành CFS đó, trường hợp CFS không nêu thời hạn thì thời hạn sẽ được tính trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp CFS.
Hồ sơ đăng ký CFS như thế nào?
- Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn, thành phần hàm lượng hợp chất, nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Danh mục các cơ sở sản xuất, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
Trình tự thực hiện
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền thông báo để khách hàng hoàn thiện hồ sơ.
- Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, Cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Cục An toàn thực phẩm có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.
Một số lưu ý về CFS cho thực phẩm
CFS được viết bằng tiếng Anh và phải có tối thiểu các thông tin sau:
- Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS.
- Số, ngày cấp CFS.
- Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
- Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.
- Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS.
- Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.
Trên đây là toàn bộ thông tin về giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân tham khảo. Nếu còn cứ vướng mắc gì, hãy liên hệ ngay với OceanLaw để được tư vấn, hỗ trợ tận tâm nhất bởi các chuyên gia qua hotline: 0904 445 449 hoặc luatsu@oceanlaw.vn
- Tham khảo thêm: Công bố thực phẩm chức năng
Các tin tức cùng chuyên mục: