Đang thực hiện
  • Hotline
  • Doanh nghiêp & Đầu tư
  • Giấy phép và SHTT
  • Sổ đỏ & Hôn nhân
Văn phòng
(0243) 795 7776
0962 547 449 - 0904 445 449
Văn phòng
(0243) 795 7779
0962 547 449 - 0904 445 449

Điều kiện thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn nước ngoài

Thời gian đăng: 14/01/2015 09:07
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 21 Luật đầu tư 2005 có thể thấy rằng thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài là một trong các hình thức đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài. Quý khách nên thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để có thể hoạt động đầu tư tại Việt Nam được thuận lợi nhất. Tại Oceanlaw thành lập công ty 100% vốn nước ngoài chúng tôi đã thực hiện rất nhiều bộ hồ sơ thành công. Quý khách có thể liên hệ 0965 15 13 11 - 0903 481 181 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp
 
Thành lập tổ chức kinh tế 100 vốn nước ngoài

1. Hình thức của tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài

Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 108/2006/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập các loại hình doanh nghiệp sau:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Công ty cổ phần
+ Công ty hợp danh
+ Doanh nghiệp tư nhân
Những loại hình doanh nghiệp trên được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 và pháp luật có liên quan.
 Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 2 và 3 Điều 7 Nghị định 108/2006/NĐ-CP cần lưu ý:
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

 2. Điều kiện thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 108/2006/NĐ-CP, việc Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Phải có dự án đầu tư
+ Thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Do đó, ngoài việc phải có dự án đầu tư thì Nhà đầu tư nước ngoài cần tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cần chú ý những vấn đề sau:
 2.1 Thẩm quyền chấp thuận và cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Theo Mục 1 Chương V Nghị định 108/2006/NĐ-CP có thể thấy thẩm quyền chấp thuận và cấp Giấy chứng nhận đầu tư tùy thuộc vào lĩnh vực, nguồn vốn, quy mô của từng dự án. Việc phân cấp thẩm quyền được chia ra các trường hợp sau:
a. Dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư
Theo Khoản 1 Điều 37 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định về dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn xét trong trường hợp này có thể hiểu là tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài có dự án gắn liền với tổ chức đó không phân biệt quy mô đầu tư mà thuộc lĩnh vực sau thì thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ thuộc Thủ tướng Chính phủ:
- Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
- Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;
- Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;
- Phát thanh, truyền hình;
- Kinh doanh casino;
- Sản xuất thuốc lá điếu;
- Thành lập cơ sở đào tạo đại học;
- Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
 Theo Khoản 2 Điều 37 Nghị định 108/2006/NĐ-CP, dự án đầu tư của tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực sau:
- Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim;
- Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
- Sản xuất, kinh doanh rượu, bia.
 Theo Khoản 3 Điều 37 Nghị định 108/2006/NĐ-CP, dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực sau:
- Kinh doanh vận tải biển;
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;
- In ấn, phát hành báo chí; xuất bản;
- Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.
 Lưu ý:
Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 37 Nghị định 108/2006/NĐ-CP nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 37 Nghị định 108/2006/NĐ-CP không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc  ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 37 Nghị định 108/2006/NĐ-CP thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
 b. Dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Căn cứ Điều 38 Nghị định 108/2006/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sau:
- Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đầu tư quy định tại Điều 37 Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
 c. Dự án do Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Theo Điều 39 Nghị định 108/2006/NĐ-CP, Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (sau đây gọi là Ban Quản lý) thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sau:
- Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đầu tư quy định tại Điều 37 Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
 Chú ý:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư được quy định tại Điều 40 Nghị định 108/2006/NĐ-CP, cụ thể:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn quy định tại Điều 38 Nghị định 108/2006/NĐ-CP.
- Ban Quản lý tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn quy định tại Điều 39 Nghị định 108/2006/NĐ-CP.
3. Đối với dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn chưa được quy định thuộc quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì hồ sơ dự án đầu tư được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư đó.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự án đầu tư và làm các thủ tục đầu tư theo quy định của Nghị định này.
Tổ chức kinh tế
2.2 Thủ tục- Thành phần hồ sơ
a. Dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện
Căn cứ theo Điều 46 Luật Đầu tư 2005, dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh như đã quy định ở trên để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau :
    Văn bản về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
    Văn bản về mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư
    Văn bản về vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
    Văn bản quy định về nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;
    Văn bản báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
    Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
    Văn bản Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
-> Các tài liệu trên khách hàng cung cấp
b. Thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện
Căn cứ theo Điều 48 Luật Đầu tư 2005, hồ sơ dự án bao gồm:
    Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
    Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
    Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
    Giải trình kinh tế - kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giải pháp công nghệ, giải pháp về môi trường;
    Đối với nhà đầu tư nước ngoài, hồ sơ còn bao gồm hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
 -> Các tài liệu trên khách hàng cung cấp
c. Thủ tục thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện
Căn cứ theo Điều 49 Luật Đầu tư 2005, thủ tục thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được quy định như sau:
Hồ sơ dự án bao gồm:
    Giải trình điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng;
    Văn bản quy định tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
    Văn bản quy định mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
    Văn bản quy định vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
    Văn bản về nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;
    Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
    Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
    Văn bản kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
-> Các tài liệu trên khách hàng cung cấp
 d. Thủ tục thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được quy định như sau
Hồ sơ dự án bao gồm:
    Giải trình điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng;
    Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
     Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
    Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
    Giải trình kinh tế - kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giải pháp công nghệ, giải pháp về môi trường;
    Đối với nhà đầu tư nước ngoài, hồ sơ còn bao gồm hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
-> Các tài liệu trên khách hàng cung cấp
 
tổ chức kinh tế khu vực

3. Thời gian thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn nước ngoài

a. Theo Khoản 3 Điều 46 Luật Đầu tư 2005, đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ.
b. Theo Khoản 2 Điều 47 Luật Đầu tư 2005, đối với các dự án thuộc trường hợp thẩm tra thì thời hạn thẩm tra đầu tư không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp cần thiết, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
Xem thêm : Thành lập công ty liên doanh
Tên của bạn (*)
Email (*)
Nội dung thông điệp (*)
Vui lòng nhập vào nội dung !
Mã ngẫu nhiên (*) captcha Vui lòng nhập vào mã ngẫu nhiên