Đang thực hiện
  • Hotline
  • Doanh nghiêp & Đầu tư
  • Giấy phép và SHTT
  • Sổ đỏ & Hôn nhân
Văn phòng
(0243) 795 7776
0962 547 449 - 0904 445 449
Văn phòng
(0243) 795 7779
0962 547 449 - 0904 445 449

Điều kiện Bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Thời gian đăng: 17/11/2014 09:55
Theo quy định tại Điều 72 Luật SHTT năm 2005, điều kiện bảo hộ nhãn hiệu được sửa đổi, bổ sung năm 209 thì nhãn hiệu sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng hai điều kiện sau đây:
  • “1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
  • 2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác.”

Điều kiện 1: Là dấu hiệu nhìn thấy được

Pháp luật Việt Nam chỉ bảo hộ những nhãn hiệu có thể nhận biết bằng thị giác. Cho nên, dấu hiệu nhìn thấy được phải được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Dấu hiệu nhìn thấy được nhưng chỉ là một màu sắc đơn lẻ, không kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không thể hiện dưới dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình sẽ không được bảo hộ là nhãn hiệu. Dấu hiệu trái với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức cũng không được bảo hộ.

Hiện nay, tại nhiều quốc gia những dấu hiệu mà con người có khả năng “tri giác” được đều có thể sử dụng như là một nhãn hiệu. Vì vậy, ngoài những dấu hiệu truyền thống ( như từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, sự kết hợp các yếu tố này) thì những dấu hiệu nghe thấy được (như âm thanh), ngửi thấy được (như mùi vị) hay nhãn hiệu đơn thuần chỉ được thể hiện thông qua một màu sắc nhất định ... cũng được pháp luật của một số quốc gia trên thế giới bảo hộ.

Năm 1991, một phụ nữ ở California đã đăng ký nhãn hiệu là mùi hương cho chỉ khâu và chỉ thêu, nhãn hiệu này được mô tả là gợi lại hương thơm ấn tượng, tươi trẻ của hoa Plimeria. Cũng là dấu hiệu không nhìn thấy được, NOKIA – một thương hiệu lớn trong lĩnh vực điện thoại cũng đã được đăng ký dấu hiệu là âm thanh/tắt máy điện thoại di động NOKIA, nhãn hiệu này được công nhận và bảo hộ tại nhiều quốc gia.

 
điều kiện bảo hộ nhãn hiệu là gì

Điều kiện 2: Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Điều kiện này bao hàm hai yêu cầu:

Thứ nhất: Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt:

Theo khoản 1 Điều 74 Luật SHTT quy định: “ Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ...”

“Yếu tố” ở đây được hiểu là một bộ phận của dấu hiệu chứ không phải toàn bộ hay bản thân dấu hiệu. Nhãn hiệu có khả năng tự phân biệt nếu có một hoặc một số yếu tố tạo nên được sự “dễ nhận biết”“dễ ghi nhớ” của nhãn hiệu. Dấu hiệu dễ nhận biết, dễ ghi nhớ là dấu hiệu tạo nên ấn tượng nhất định, có khả năng giúp người tiếp xúc với chúng có thể lưu giữ trong trí nhớ, dễ dàng tri giác, nhận biết và phân biệt chúng với các nhãn hiệu khác.

Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng tự phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 74 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Nếu dấu hiệu được dùng làm nhãn hiệu rơi vào một trong những trường hợp bị coi là không có khả năng tự phân biệt sẽ không được chấp nhận bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu. Cụ thể là:

 
  • Các dấu hiệu là hình và hình học đơn giản không có khả năng phân biệt và gây ấn tượng cho thị giác. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu là hình vẽ quá rắc rối, phức tạp khiến cho người tiêu dùng không thể nhận biết, ghi nhớ được thì cũng không có khả năng được bảo hộ.
  • Các chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ thông dụng. Ngôn ngữ không thông dụng là những ngôn ngữ sử dụng ký tự có nguồn gốc Latinh mà người Việt Nam có thể nhận biết thông thường có thể nhận biết và ghi nhớ được. Những ký tự không được sử dụng chữ cái Latinh như chữ Ả - rập, chứ Thái Lan, chữ Nhật Bản... có thể coi là ngôn ngữ không thông dụng và bị coi là không có khả năng phân biệt. Tuy nhiên, trường hợp dấu hiệu chữ này đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt hoặc trình bày dưới dạng đồ họa thì có thể được bảo hộ là nhãn hiệu.
  • Dấu hiệu, biểu tượng quy ước đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến như: Biểu tượng năm vòng tròn lồng vào nhau của thế vận hội thể thao, hình cán cân công lý biểu tượng cho ngành tư pháp, hình chữ thập biểu tượng cho ngành y tế,... sẽ không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  •  Hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của chính hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến. Ví dụ: Không thể đăng ký hình ảnh chiếc Giầy cho sản phẩm giầy dép; không thể đăng ký từ “computer” cho sản phẩm máy tính vì từ này là tên gọi trong tiếng Anh của chính sản phẩm. Những từ ngữ, hình ảnh chỉ chủng loại không có khả năng phân biệt nguồn gốc của hàng hóa với người tiêu dùng sẽ không được bảo hộ là nhãn hiệu. Tuy nhiên, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa vẫn có thể đăng ký cho những sản phầm hoàn toàn khác loại, không liên quan.
    • Ví dụ: Hãng máy tính Apple đăng ký nhãn hiệu Apple và hình quả táo cho các sản phẩm máy tính, I – Phone của mình.
  •  Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, tính chất thành phần, công dụng, giá trị hoặc đặc tính mô tả hàng hóa, dịch vụ. Đây là dấu hiệu chỉ chức năng thông tin về các vấn đề cần thiết và chủ yếu liên quan đến hàng hóa nên chúng không có khả năng phân biệt và không thể sử dụng làm nhãn hiệu. Các cụm từ mô tả hàng hóa như: “nước khoáng thiên nhiên”, “sữa tươi nguyên chất”... không thể đăng ký là nhãn hiệu.
  • Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của các chủ thể kinh doanh là dấu hiệu dùng chung cho tất cả các chủ thể khi tham gia kinh doanh dưới một hình thức như là: Công ty TNHH, Công ty cổ phần hoặc lĩnh vực kinh doanh như: thương mại, xây dựng, bất động sản,... Một chủ thể sẽ không được độc chiếm nhãn hiệu trên để đăng ký nhãn hiệu vì nó không đảm bảo được chức năng phân biệt của một nhãn hiệu.
  • Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm, dịch vụ... Việc sử dụng dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý làm nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ không được sản xuất, cung cấp tại địa phương đó sẽ làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm về nguồn gốc xuất sứ của hàng hóa, dịch vụ cho nên sẽ không được chấp nhận bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Tuy nhiên, những nhãn hiệu này có thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.
Thứ hai: Nhãn hiệu phải không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền SHTT của người khác.

Chức năng cơ bản của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Do đó, nếu nhãn hiệu đăng ký lại trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu hiệu của người khác đã được bảo hộ hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn thì nó sẽ không được bảo hộ vì nó không bảo đảm chức năng phân biệt của nhãn hiệu. Có thể chia thành 2 loại nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt:
           
Loại thứ nhất: Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác dùng cho hàng hóa và dịch vụ trùng hoặc tương tự trong các trường hợp sau:
  • Nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp được hưởng quyền ưu tiên.
  • Nhãn hiệu mà Giấy chứng nhận đăng ký (CNĐKNH) nhãn hiệu đó hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm, trừ trường hợp hiệu lực bị đình chỉ vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng.
  • Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng, cả trong trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng đó được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.
Loại thứ hai: Một nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các đối tượng sở hữu công nghiệp sau:
  • Tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
  • Chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng dấu hiệu có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc sản phẩm của hàng hóa. Đặc biệt, đối với các chỉ dẫn địa lý được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh thì các dấu hiệu trùng hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đó không được chấp nhận, nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý  mang chỉ dẫn địa lý đó.
  • Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trên cơ sở đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn.
Bên cạnh việc quy định các dấu hiệu không có khả năng phân biệt thì tại Điều 73, Luật SHTT năm 2005 cũng quy định rõ những dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, bao gồm các trường hợp sau:
 
  • “1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  • 2. Dấu hiệu trùng hoặc hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • 3. dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  • 4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  • 5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.”
Như vậy, nhãn hiệu đăng ký bảo hộ là gì? phải đáp ứng được điều kiện nhất và không vi phạm các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ định như đã nói ở trên.
Tên của bạn (*)
Email (*)
Nội dung thông điệp (*)
Vui lòng nhập vào nội dung !
Mã ngẫu nhiên (*) captcha Vui lòng nhập vào mã ngẫu nhiên